Chiến tranh kết thúc hòa bình lập lại, để đề cao việc duy trì cuộc sống, ổn định cho con người, nên giữa các nước hiên nay đều cùng nhau để bắt tay cùng phát triển nền kinh tế vững chãi hơn và lâu bền hơn. Tuy nhiên để thực hiện được việc này thì chúng ta cần hiểu và phải học và có chiến lược về ngành kinh tế rõ ràn hơn. Hiểu được điều đó sau đây chúng tôi đã vạch ra những điều cần biết khi theo học ngành kinh tế quốc tế :
Ngành kinh tế quốc tế là gì?
1: Ngành kinh tế quốc tế là gì ?
Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Những điều cần biết khi theo học Ngành kinh tế quốc tế
2: Chương trình đào tạo chung
I | Khối kiến thức chung (Không tính các học phần 9-11) |
1. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4. | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
5. | Tin học cơ sở 2 |
6. | Tiếng Anh cơ sở 1 |
7. | Tiếng Anh cơ sở 2 |
8. | Tiếng Anh cơ sở 3 |
9. | Giáo dục thể chất |
10. | Giáo dục quốc phòng -an ninh |
11. | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
12. | Toán cao cấp |
13. | Xác suất thống kê |
14. | Toán kinh tế |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
15. | Nhà nước và pháp luật đại cương |
16. | Kinh tế vi mô |
17. | Kinh tế vĩ mô |
18. | Nguyên lý thống kê kinh tế |
19. | Kinh tế lượng |
III.2 | Các học phần tự chọn |
20. | Kỹ năng làm việc theo nhóm |
21. | Lịch sử văn minh thế giới |
22. | Xã hội học đại cương |
23. | Lô gíc học |
IV | Khối kiến thức theo khối ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
24. | Luật kinh tế B |
25. | Phương pháp nghiên cứu kinh tế |
26. | Kinh tế vi mô chuyên sâu |
27. | Kinh tế vĩ mô chuyên sâu |
28. | Kinh tế phát triển |
29. | Lịch sử các học thuyết kinh tế |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
30. | Nguyên lý kế toán |
31. | Nguyên lý quản trị kinh doanh |
32. | Nguyên lý Marketing |
33. | Quản trị học |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
34. | Thương mại quốc tế |
35. | Đầu tư quốc tế |
36. | Tài chính quốc tế |
37. | Quản trị quốc tế, quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia |
38. | Kinh doanh quốc tế |
V.2 | Các học phần tự chọn |
39. | Kinh tế đối ngoại Việt Nam |
40. | Công ty xuyên quốc gia T |
41. | Các vấn đề chính sách trong nền kinh tế quốc tế |
42. | Toàn cầu hóa và khu vực hóa trong nền kinh tế thế giới |
43. | Thương mại điện tử |
44. | Logistics |
45. | Quản trị tài chính quốc tế |
46. | Thanh toán quốc tế |
47. | Quản lý nợ nước ngoài |
48. | Phân tích chi phí và lợi ích |
49. | Quản trị chuỗi cung ứng |
50. | Kinh tế môi trường |
51. | Marketing quốc tế |
52. | Quản trị dự án quốc tế |
53. | Phân tích rủi ro quốc gia |
54. | Kinh tế tiền tệ ngân hàng |
55. | Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế |
56. | Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương |
57. | Hệ thống thông tin kinh tế |
V.3 | Thực tập thực tế và niên luận |
58. | Thực tập thực tế |
59. | Niên luận |
V.4 | Khóa luận tốt nghiệp và họ phần thay thế |
60. | Khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
61. | Đàm phán trong kinh doanh quốc tế |
62. | Giao dịch thương mại quốc tế |
3. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế
Hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế thiếu nhân lực trầm trọng do yêu cầu kỹ năng khi tuyển dụng của ngành này khá cao. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế rất rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn. Học ngành Kinh tế quốc tế bạn được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khi ra trường bạn dễ dàng xin được việc làm tại các vị trí sau:
- Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;
- Nhân viên xuất nhập khẩu;
- Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;
- Chuyên gia nghiên cứu thị trường;
- Chuyên gia marketing quốc tế;
- Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;
- Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;
- Chuyên gia xúc tiến thương mại;
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
- Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế.
Với những vị trí việc làm trên, bạn có thể làm việc tại:
- Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh tế quốc tế;
- Bộ Công thương, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại;
- Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế;
- Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế;
- Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…
Cơ hội làm việc khi học ngành kinh tế quốc tế
4. Các khối thi vào ngành Kinh tế quốc tế
– Mã ngành: 7310106
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế quốc tế:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!