Những kiến thức có được khi theo ngành thương mại quốc tế

“Những kiến thức có được khi theo ngành thương mại quốc tế” Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây nhé

Những kiến thức có được khi theo ngành thương mại quốc tế

Khác với các chuyên ngành khác, các môn học của chương trình đào tạo Thương mại Quốc tế rất thú vị và mang tính thời sự. Có thể kể đến một số môn học khá thú vị và thực tế như:

 – Kinh tế Quốc tế:

  •  Môn học sẽ giới thiệu cho bạn cách thức các nền kinh tế trên thế giới tương tác với nhau; các công cụ và rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế; các vấn đề thời sự nóng hổi như đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái, toàn cầu hóa,…

 – Marketing Quốc tế: 

  • Không chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức Marketing căn bản để phục vụ các doanh nghiệp tại thị trường trong nước, Marketing Quốc tế còn cung cấp cho các bạn các thông tin thị trường và hướng dẫn xây dựng các chiến lược Marketing để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu,…
  • Chúng tôi đánh giá lợi ích của môn học này là ‘2 trong 1’, vì chỉ với 1 môn học, bạn vừa có kiến thức Marketing phục vụ doanh nghiệp, vừa có kiến thức quốc tế để Marketing tại thị trường toàn cầu.

 – Đàm phán quốc tế:

  • Đây là môn học cực kỳ thú vị khi không chỉ cung cấp cho các bạn các chiến lược và kỹ thuật trong đàm phán, mà còn cung cấp các kiến thức về thị trường và các thực thể quốc tế để giúp bạn dễ thành công và chiếm ưu thế trong đàm phán quốc tế.
  • Trên thực tế, đàm phán là hoạt động hàng ngày ai cũng phải đối mặt, môn học này cực kỳ hữu ích và rất thực tế.

Ngành thương mại quốc tế

 Bên cạnh đó, chương trình còn có rất nhiều các môn học cực kỳ thú vị khác giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình làm việc sau này đối với cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế

Ví dụ như:

  • Ngôn ngữ thương mại quốc tế (hướng dẫn bạn cách giao tiếp, làm việc với các đối tác trong và ngoài nước)
  •  Luật thương mại quốc tế (cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về các quy định, luật lệ trong kinh doanh quốc tế, đặc trưng luật pháp của từng thị trường)
  • Logistics (hướng dẫn các bạn cách thức để tối ưu chuỗi cung ứng, giao nhận, vận chuyển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước),
  • Nghiệp vụ hải quan (hướng dẫn bạn các thủ tục và quy định của Hải quan liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu)
  • Kế toán quốc tế (hướng dẫn bạn cách làm kế toán cả với thị trường trong nước và quốc tế)
  • Thương mại điện tử (hướng dẫn bạn cách thức để kinh doanh thành công trong kỷ nguyên 4.0)
  •  Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (hướng dẫn bạn các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế như: Giao dịch, đàm phán, thuyết trình dự án, xây dựng hợp đồng),…

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận