Nhìn lại kì thi THPT quốc gia năm 2019 với những điều được và mất, chúng ta khó có thể khẳng định đây là một kì thi thành công. Tuy nhiên xét trên bình diện chung, kết quả của kì thi vẫn là một thông số cần và quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. Điều quan trọng bây giờ là cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra…”
Phương án thi tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 như thế nào?
Sau đây hãy cùng tôi xem qua những ý kiến, đánh giá, nhận xét mới về phương án thi tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 nhé:
- Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Cùng dự có nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.
- Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT – cho biết kết quả tổ chức kỳ thi THPT quốc gia theo lộ trình 2015-2019 tạo tiền đề về cơ bản cho đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
- Phương án được đề xuất trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là tính ổn định của lộ trình đổi mới, kế thừa kết quả đạt được tại giai đoạn 2015-2020, ứng dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục.
- Kỳ thi áp dụng lý thuyết khảo thí hiện đại và ứng dụng tối đa thế mạnh của công nghệ thông tin trong tổ chức thi, tham khảo mô hình của các tổ chức khảo thí quốc tế hàng đầu (ACT, ETS…), từng bước tiếp cận xu hướng thi, tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Giai đoạn 2021-2025 sẽ chuẩn bị tổ chức kỳ thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Đối tượng dự thi là học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD-ĐT thì được Hiệu trưởng trường THPT (hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT; nếu có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT sẽ được tham gia Kỳ thi THPT quốc gia.
- Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Phương án đổi mới thi sau năm 2020, nhiều điểm mới có lợi cho học sinh hoàn thành chương trình THPT.
- Đối với phương thức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của tổ chức khảo thí độc lập, đáp ứng theo quy định của Bộ GD-ĐT; kết quả của đợt thi nào cao nhất lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).
- Lộ trình thực hiện phương án thi, tuyển sinh được xác định, trong giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi, nhất là phương thức tổ chức thi trên máy tính. Trong đó, các bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019.
- Cấu trúc lại các câu hỏi trong bài thi tổ hợp tự chọn (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) theo chuẩn đầu ra của chương trình; chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực.
- Mặt khác, các bài thi tổ hợp sẽ được giảm số lượng câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp, từng bước hoàn thiện bài thi tích hợp phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Mỗi bài thi tổ hợp khi chấm chỉ cho ra 1 đầu điểm duy nhất, không còn 4 đầu điểm như hiện nay (3 đầu điểm môn thành phần và 1 đầu điểm của cả bài thi).
- Quá trình tổ chức kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo chung, ban hành quy chế, kiểm tra, thanh tra, giám sát, chủ trì chấm trắc nghiệm; UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình (chỉ đạo sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với các ban ngành hữu quan thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi bài tự luận, phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp); các cơ sở giáo dục đại học được Bộ điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, chấm thi, phúc khảo…
- Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: Phương án tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy; đánh giá được kết quả học tập ở bậc học THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và hướng tới đánh giá phẩm chất, năng lực của người học để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.
- Phương án thi này cũng tác động tích cực trở lại đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường; đảm bảo có độ phân hóa phù hợp nhằm có thể phát hiện nhân tài để cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có thể tham khảo sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ, ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Chúc các bạn có một kỳ thi tốt và đạt hiệu quả!
Bình luận