Thay đổi phương án tuyển sinh THPTQG năm 2020

Thời gian gấp rút gần đến , Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học đưa ra hình thức tuyển sinh và thay đổi phương án tuyển sinh THPTQG năm 2020 để phù hợp với tình hình hiện tại.

Thay đổi phương án tuyển sinh THPTQG năm 2020

Thay đổi phương án tuyển sinh THPTQG năm 2020

1. Phương án tuyển sinh Trường ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN):

+ Vừa họp và thảo luận về phương án tuyển sinh năm 2020 Dựa trên cơ sở phân tích các thông tin, ĐHQGHN đã quyết định không triển khai kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh riêng của ĐHQGHN.

+ Nhằm giảm áp lực cho các thí sinh nhà trường tuyển sinh dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.

2. Phương án tuyển sinh Trường ĐH Ngoại thương:

+ Trước đó tuyên bố sẽ kết hợp với ĐHQGHN để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực lấy kết quả xét tuyển sinh. Do đó, khi  ĐHQGHN dừng kỳ thi, phương án tuyển sinh của trường ĐH Ngoại thương cũng phải thay đổi theo.

+ Trong các phương án tuyển sinh của trường ĐH Ngoại thương vừa được công bố, không còn phương án lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN.

3. Phương án tuyển sinh năm 2020 thì trường ĐH Bách khoa Hà Nội:

+ Đại học Bách khoa Hà Nội cũng chính thức chốt phương án thi tuyển sinh 2020. So với phương án đã công bố trước đó, phương án mới có điều chỉnh một chút là trường vẫn tổ chức kỳ thi nhưng điểm bài thi được sử dụng kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT (Toán-Lý hoặc Toán-Hóa) để xét tuyển.

+ Phương thức xét tuyển kết hợp này chỉ áp dụng cho khối ngành Kỹ thuật và Kinh tế (không áp dụng cho ngành Ngôn ngữ Anh). Đồng thời điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức. Trong đó, tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển lên 50-60%.

4. Liệu Các trường sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi phương án tuyển sinh?

+ Có ý kiến cho rằng, việc quy định quá chi tiết về công tác tuyển sinh sẽ gây khó cho các trường. Các trường tổ chức thi riêng để tuyển sinh phải có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.

+ Một trong những yêu cầu đang khiến các trường ĐH gặp khó khi tổ chức thi là có ít nhất một trong các lãnh đạo của bộ phận chuyên trách từng tham gia tổ chức các kỳ thi có tầm quan trọng với quy mô lớn hoặc có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên của một trong các chuyên ngành.

+ Về đội ngũ cán bộ tham gia các hoạt động thi riêng, các trường phải có đủ cán bộ cơ hữu tham gia xây dựng cấu trúc đề thi, câu hỏi và ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa… Có đủ cán bộ cơ hữu có năng lực về đo lường và đánh giá trong giáo dục để làm nhiệm vụ đánh giá, thẩm định các đặc tính của câu hỏi (độ khó, độ hiệu lực, độ phân hóa)

+ Có đủ cán bộ chấm thi cho mỗi nội dung thi đối với thi tự luận, trong đó số cán bộ cơ hữu của trường phải đủ để đảm bảo tối thiểu 75% khối lượng chấm thi và các cán bộ được mời tham gia chấm thi phải có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn…

+ Đối với đề thi, các trường phải có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi, trong đó số câu hỏi chuẩn hoá phải đủ để xây dựng được ít nhất 10 đề thi độc lập cho mỗi môn thi hoặc bài thi; số câu hỏi tự luận đủ để xây dựng được ít nhất 10 đề thi độc lập.

+ Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được quản lý bằng phần mềm chuyên dụng để xây dựng các đề thi theo hình thức rút ngẫu nhiên, tự động đúng với cấu trúc đề thi đã được phê duyệt.

+ Thực hiện quy trình để đảm bảo đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi được bảo mật trước, trong và sau khi thi; phải công bố đề thi mẫu (đề thi minh họa) trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng kí dự thi.

Nguồn: tienphong.vn

Bình luận