THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2021
CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
********
TÊN TRƯỜNG: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
(MÃ TRƯỜNG: QH)
Địa chỉ: Nhà điều hành (D2), Số 144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024-37547670 (527) Fax: 024-37547724
Website: www.vnu.edu.vn và www.tuyensinh.vnu.edu.vn
Email: tsvnu@vnu.edu.vn
Năm 2021, ĐHQGHN tuyển sinh 11.250 chỉ tiêu, với 132 ngành/chương trình đào tạo (viết tắt là CTĐT) (chuẩn, chất lượng cao, tài năng, tiên tiến) thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ – Kỹ thuật, Kinh tế – Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với nhiều phương thức xét tuyển.
- Đối tượng tuyển sinh đại học quốc gia Hà Nội 2021
– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
– Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường/khoa có quy định sơ tuyển.
- Phạm vi tuyển sinh: đại học quốc gia Hà Nội 2021 tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.
- Phương thức tuyển sinh đại học quốc gia Hà Nội 2021
3.1. Xét tuyển Đợt 1:
(1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;
(2) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường;
(3) Xét tuyển theo các phương thức khác:
– Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 và các chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT, IELTS và chứng chỉ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN);
– Xét hồ sơ năng lực (kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế) đối với một số đơn vị đào tạo có hợp tác quốc tế và chương trình dạy bằng tiếng Anh;
– Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của
ĐHQGHN và Bộ GDĐT (Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của ĐHQGHN; Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ GDĐT).
3.2. Xét tuyển đợt bổ sung (nếu còn chỉ tiêu)
Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo (nếu có).
Đối với các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT (sẽ được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021 của đơn vị). Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng.
Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các HĐTS quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.
- Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể theo đơn vị đào tạo (Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành theo từng phương thức tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển)
(Bấm vào tên trường/khoa để xem chi tiết)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ (Mã trường: QHI)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Mã trường: QHT)
– TRƯỜNH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Mã trường: QHX)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ (Mã trường: QHF)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ (Mã trường: QHE)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC (Mã trường: QHS)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT (Mã trường: QHJ)
– TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC (Mã trường: QHY)
– KHOA QUỐC TẾ (Mã trường: QHQ)
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển
- a) Căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ĐHQGHN quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tương ứng đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển.
- b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ ALevel tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60)(chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi)mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
- c) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600(chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi).Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).
d) Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36. - e) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác(quy định tại Phụ lục đính kèm, với điều kiện chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi)và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Văn).
f) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 sẽ được ĐHQGHN công bố trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT).
Thí sinh theo dõi để tham khảo hướng dẫn chi tiết tại Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN theo địa chỉ http://tuyensinh.vnu.edu.vn
- Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành/CTĐT của trường
(mã trường, mã ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển…, được thông tin chi tiết tại:
www.tuyensinh.vnu.edu.vn)
7. Tổ chức tuyển sinh
7.1. Thời gian xét tuyển
- a) Thời gian xét tuyển đợt 1
– Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng (XTT), ưu tiên xét tuyển (XTT):
Thực hiện theo Hướng dẫn của Bộ GDĐT và Hướng dẫn tuyển sinh ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGH), chi tiết sẽ được cập nhật trên website của ĐHQGHN và Đề án tuyển sinh thành phần của đơn vị
– Đối với thí sinh sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Các mốc thời gian thực hiện theo Hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
– Đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển khác (IELTS, SAT, ACT, ALevel, ĐGNL do ĐHQGHN): Dự kiến từ ngày 25/6/2021 đến trước ngày 31/7/2021;
– Đối với thí sinh ĐKXT hồ sơ năng lực (học bạ + phỏng vấn + điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Theo lịch của các HĐTS (chi tiết sẽ được công bố trong Đề án tuyển sinh của các Trường/Khoa).
b) Thời gian xét tuyển đợt bổ sung (nếu có)
Ngay sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, thông tin cụ thể về xét tuyển bổ sung sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của các đơn vị đào tạo đại học và Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN.
7.2. Hình thức nhận đăng ký xét tuyển
- a) Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
– Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Các HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển bình đẳng tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
– Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi đơn vị quy định và được công khai trong đề án tuyển sinh năm 2021, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng ưu tiên cao hơn;
– Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung (nếu có).
- b) Đối với thí sinh đáp ứng điều kiện tại Mục 5 b-f
– Thí sinh được ĐKXT tối đa 02 nguyện vọng vào các Trường/Khoa thuộc ĐHQGHN và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
– Xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ tương ứng của từng nguồn tuyển. Nếu có các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do đơn vị quy định trong đề án tuyển sinh năm 2021 hoặc thí sinh ĐKXT có nguyện vọng ưu tiên cao hơn;
– Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, hình thức xác nhận do HĐTS quy định. Quá thời hạn quy định của đơn vị, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo.
7.3. Tổ chức xét tuyển
- Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
(i) Thí sinh ĐKXT và nộp lệ phí xét tuyển theo quy định của Sở GDĐT/Bộ
GDĐT. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định tại các HĐTS.
(ii) Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời hạn quy định theo Hướng dẫn của Bộ GDĐT và Hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 của ĐHQGHN;
(iii) Thí sinh xác nhận nhập học vào đơn vị đào tạo của ĐHQGHN bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ: tuyensinh.vnu.edu.vn trong khoảng thời gian quy định và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi (bản chính) tới Trường/Khoa bằng thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp khi nhập học.
– Đăng nhập vào địa chỉ tuyensinh.vnu.edu.vn mục “Xác nhận nhập học vào ĐHQGHN” hoặc đường dẫn qua các website các đơn vị đào tạo.
– Nhập MÃ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN (ghi trên Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021) để XÁC NHẬN nhập học vào ĐHQGHN. Mã ĐKXT chỉ được sử dụng duy nhất 01 lần. Thí sinh đã sử dụng mã ĐKXT vào ĐHQGHN sẽ không được phép rút/hủy hồ sơ hay xác nhận vào bất kỳ trường đại học, cơ sở giáo dục nào khác trên cả nước trong các đợt xét tuyển năm 2021.
– Thí sinh hoàn thiện các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, điện thoại, địa chỉ liên hệ trên tài khoản xác nhận trực tuyến và làm theo các hướng dẫn khác (ĐHQGHN sẽ có Hướng dẫn chi tiết khi thí sinh Xác nhận nhập học).
– Thí sinh đăng nhập tài khoản sau khi hoàn thành xác nhận trực tuyến tại địa chỉ:
tuyensinh.vnu.edu.vn, mục “Kết quả xét tuyển và Nhập học” để kiểm tra thông tin.
(iv) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin cá nhân, kết quả thi, nguyện vọng ĐKXT và xác nhập nhập học. Các HĐTS có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
- Xét tuyển các đối tượng quy định tại Mục 5b-f
(i) Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level, kết quả kỳ thi SAT, ACT, ĐGNL của ĐHQGHN, chứng chỉ IELTS hoặc tương tương (theo quy định tại Phụ lục) tải Phiếu ĐKXT theo mẫu tại Cổng thông tin của ĐHQGHN hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị.
(ii) Thí sinh hoàn thiện phiếu ĐKXT, gửi trực tiếp hoặc thư chuyển phát nhanh tới HĐTS trong thời gian quy định.
(iii) HĐTS công bố kết quả xét tuyển và danh sách trúng tuyển trên website của đơn vị trước ngày 01/8/2021 (dự kiến).
(iv) Thí sinh kiểm tra danh sách trúng tuyển tại Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị. Thí sinh trúng tuyển gửi bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương về HĐTS các đơn vị trong thời gian quy định để Xác nhận nhập học.
- Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
8.1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế và Hướng dẫn công tác tuyển sinh hiện hành của Bộ GDĐT.
8.2. Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- a) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
- b) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
c) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm; - d) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia;
- e) Có điểm trung bình chung học tập từng học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành(mức điểm xét tuyển cụ thể và các tiêu chí phụ do đơn vị quy định);
Học sinh đạt một trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d Mục 8.2 trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN.
8.3. Học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không phải là 2 trường THPT chuyên của ĐHQGHN) được đăng ký xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học ở các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN nếu đáp ứng các yêu cầu như đối với học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được quy định tại Mục 8.2 và là học sinh hệ chuyên thuộc trường THPT chuyên có tên trong danh sách các trường được đơn vị dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển.
8.4. Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- a) Đạt giải chính thức trong các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế;
- b) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG;
c) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm; - d) Có điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành (mức điểm xét tuyển cụ thể và các tiêu chí phụ do đơn vị quy định).
8.5. Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- a) Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình“Đường lên đỉnh Olympia”do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên;
- b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển hoặc môn đạt giải phù hợp với ngành đào tạo và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.
Đơn vị quy định cụ thể các tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập, thứ tự ưu tiên xét tuyển thẳng kết quả cuộc thi, giải thưởng thí sinh đạt được và các tiêu chí phụ khác (nếu có).
8.6. Thí sinh đáp ứng tiêu chí tại các Mục 8.2 đến 8.5 không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển nếu đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/CTĐT trong năm tuyển sinh.
8.7. Các đơn vị quy định cụ thể về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh, bao gồm: ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo, thí sinh được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển tương ứng với loại giải và môn thi của thí sinh đoạt giải hoặc môn chuyên của thí sinh (các đơn vị có thể bổ sung thêm các ngành đúng, ngành gần đối với từng môn thi học sinh giỏi quốc gia hoặc môn chuyên phù hợp với yêu cầu đầu vào của ngành đào tạo), chỉ tiêu cho từng ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo, quy trình xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin của đơn vị, của ĐHQGHN và các phương tiện thông tin đại chúng.
9. Học phí dự kiến với sinh viên và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy các CTĐT chuẩn: từ 10-15 triệu đồng/năm/sinh viên và từ 30-60 triệu đồng/năm/sinh viên đối với các CTĐT đặc thù, CTĐT CLC trình độ đại học theo Đề án được phê duyệt của ĐHQGHN.
Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
- Các nội dung khác
Địa chỉ trang thông tin điện tử của ĐHQGHN: http://vnu.edu.vn hoặc Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN: http://tuyensinh.vnu.edu.vn
– Điện thoại: 024.375 47 670 (máy lẻ 517, 527)
– Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc: Chi tiết xem tại đề án thành phần của các trường thành viên/Khoa trực thuộc ĐHQGHN.
theo ttts.vn