Luật kinh tế là một trong những ngành nghề không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, Ngành Luật kinh tế luôn gắn liền với sứ mệnh định hướng và kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng và bền vững.
Văn bằng 2 luật kinh tế trường Đại Học Luật Hà Nội
1. Điều kiện dự thi:
– Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế, có đủ các điều kiện dưới đây đều được dự thi lớp đại học luật bằng 2.
– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thi hành án.
– Đã có bằng tốt nghiệp 1 bằng đại học nào đó, trường hợp học viên đã có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ được xét miễn thi đầu vào.
2. Hình thức đào tạo: văn bằng 2 đại học luật
– Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học văn bằng 2 luật
– Thời gian đào tạo: theo quy chế đào tạo của Đại học Luật Hà Nội
– Phương thức học: Học ngoài giờ hành chính
– Đào tạo và cấp bằng: Đại học Luật Hà Nội
Văn bằng 2 luật kinh tế
3. Thời hạn nộp hồ sơ: văn bằng 2 đại học luật Hà Nội
– Thời gian phát hành và nhận hồ sơ từ ngày 08/01/2018
– Thi đầu vào: liên tục tuyển sinh quang năm (2 tháng/ 1 lần thi tuyển)
4. Môn thi: văn bằng 2 đại học luật
– Triết học Mác Lêninn văn bằng 2 luật
– Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ( Lịch sử Đảng CSVN).
Văn bằng 2 luật kinh tế ngày càng quan trọng
5. Hồ sơ văn bằng 2 luật kinh tế trường đại học Luật Hà Nội
- Đơn đăng ký (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương trực tiếp quản lý
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp (công chứng)
- Bản sao kết quả học tập (công chứng)
- 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên và địa chỉ của người nhận
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe
- Giấy xác nhận thời gian công tác, giấy tờ ưu tiên khác nếu có ( nếu có);
- 03 ảnh chân dung 3 x 4.
6. ƯU ĐIỂM CỦA HỆ ĐÀO TẠO VĂN BẰNG 2 LUẬT KINH TẾ
– Không thu phí đầu vào, không thu phí xét tuyển hồ sơ .
– Thời gian học linh hoạt, vừa đi làm vừa học, nhanh chóng bổ sung kiến thức Pháp Luật cho học viên khi đã có 1 chuyên môn khác.
– Được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, đội ngũ giáo viên tâm huyết và nhiều kinh nghiệm.
Đôi nét về ngành Luật kinh tế
Ngành Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau:
- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các tổ chức dịch vụ pháp luật
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các Viện nghiên cứu, Cơ sở giáo dục,…
Có nên học Ngành Luật Kinh tế?
Đối với những thí sinh đang nuôi ý định lựa chọn đăng ký ngành học này, thì ắt hẳn sẽ phân vân có nên học ngành Luật kinh tế hay không? Tốt nghiệp Văn bằng 2 Luật, Tại chức Luật ngành Luật kinh tế ra làm gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc này.
Vì sao nên học ngành Luật kinh tế?
Chính sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững, và an toàn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Vì thế, Ngành Luật kinh tế được xem là một ngành đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, chỉ ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, thì Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, cần 2.000 công chứng viên, khoảng 3.000 chấp hành viên, và khoảng 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại.
Như vậy, những cử nhân Luật kinh tế có trình độ cao trong lĩnh vực luật pháp – kinh doanh – thương mại – sở hữu kỹ năng chuyên sâu đàm phán, khả năng tư vấn, giải quyết những vấn đề pháp lý, đảm đương tốt việc nghiên cứu đặt ra trong thực tiễn kinh doanh sẽ trở thành đối tượng săn đón của các nhà tuyển dụng.