Học văn bằng 2 đại học Luật có thể làm những nghề gì?

Cứ đến mùa tuyển sinh, lượng thí sinh đăng ký thi ngành Luật tại các cơ sở đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn.

Trên thực tế, đây vẫn luôn là ngành “hot” bởi nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này ngày càng cao. Học luật không chỉ để làm Luật sư mà còn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác. Hiện nay, khối cơ quan nhà nước và cả khối tư nhân đều rất cần nguồn nhân sự có trình độ kiến thức và hiểu biết về luật pháp.

Theo Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty Luật Inteco, Đoàn Luật sư Hà Nội), ở Việt Nam hiện có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành Luật và cấp bằng cử nhân Luật, với số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm lên tới hàng nghìn người.

Học văn bằng 2 đại học Luật có thể làm những nghề gì?

Mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp ngành Luật lên đến hàng nghìn người

Có thể nói, tốt nghiệp cử nhân Luật chỉ là điều kiện cần cho nhiều lĩnh vực công tác khác nhau và là đầu vào để tham gia đào tạo chuyên sâu cho các vị trí khác, như thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, chấp hành viên thi hành án dân sự.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Luật sẽ lựa chọn ngành nghề phù hợp, sau đó tham gia học tiếp các khoá đào tạo chuyên sâu về kỹ năng rồi mới được công nhận đủ điều kiện hành nghề.

Bên cạnh đó, rất nhiều cử nhân Luật lựa chọn công việc trong các lĩnh vực khác, như cán bộ pháp chế trong các doanh nghiệp; giảng viên, giáo viên trong các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học; hoặc cũng có thể tham gia các công việc trái ngành như báo chí, kinh doanh, hành chính – nhân sự với những vị trí cần kiến thức về luật.

Một lựa chọn thường gặp nữa là về địa phương làm công chức trong khối cơ quan hành chính – sự nghiệp.

Nói chung, trong hầu hết ngành nghề và vị trí công tác thuộc lĩnh vực kinh tế – khoa học xã hội, cử nhân Luật đều có thể làm tốt và gặt hái thành công. Các vị trí quản lý và lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước hiện nay đều được yêu cầu tham gia các khoá học chuyên sâu về Luật. Có chứng chỉ, bằng cấp chuyên ngành Luật là một điều kiện ưu tiên trong quá trình xem xét bổ nhiệm.

Theo quy định, tùy từng nhóm ngành nghề mà cử nhân Luật sẽ phải qua quá trình đào tạo khác. Ví dụ: Để hành nghề Luật sư, cử nhân cần tham gia khoá đào tạo kỹ năng hành nghề Luật sư ở Học viện tư pháp trong một năm, sau đó tham gia kỳ thi của Bộ Tư pháp, qua được kỳ thi sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Còn đối với chức danh thẩm phán, cần tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án. Quy định này không chỉ ở Việt Nam mà các nước cũng khá giống nhau.

Học văn bằng 2 luật

Luật sư Hà Huy Phong khẳng định: Một điều chắc chắn là học luật không chỉ để làm Luật sư mà còn có thể làm nhiều việc khác nhau, không chỉ thuộc khối cơ quan nhà nước mà còn thuộc khối tư nhân. Nhưng thử thách cũng sẽ rất nặng nề, không phải ai học luật ra cũng có thể thành công.

Là công việc đòi hỏi có quan hệ và tương tác trực tiếp với cộng đồng nên những người hành nghề luật cần những kỹ năng không chỉ về luật mà còn đòi hỏi hiểu biết về chính sách Nhà nước, tâm lý học, kinh tế học, xã hội học và nhiều chuyên ngành khác.

“Đã có nhiều người vượt qua được những cửa ải khó khăn như vậy và thành danh trong cuộc sống” – LS Phong nhấn mạnh.

Theo thầy Đoàn Đức Lương (Hiệu trưởng Đại học Luật – Đại học Huế), những năm gần đây lượng thí sinh đăng kí thi tuyển vào các cơ sở đào tạo ngành Luật vẫn rất đông. Trong chương trình đào tạo Luật hiện nay, các trường luôn bảo đảm hai yếu tố: kiến thức và kĩ năng. Như trường đại học Luật – Đại hoc Huế đang đào tạo 40% kiến thức và 60% kĩ năng trong ngành nghề Luật. Chương trình đào tạo trong trường thường xuyên được nâng cấp và tham khảo các chương trình đào tạo quốc tế.

Phiên tòa giả định được sử dụng để tăng kiến thức thực tế trong quá trình đào tạo

Luật là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có quan hệ mật thiết các vấn đề liên quan đến con người, quản lý con người và quản lý xã hội. Người được đào tạo chuyên ngành Luật được tiếp cận, nghiên cứu sâu và được trang bị các phương pháp luận về thế giới quan để quản lý con người và quản lý xã hội, có khả năng tư duy sâu sắc, khách quan, có hệ thống, tỉnh táo trước các hiện tượng xã hội và hành vi của con người.

Không chỉ biết cách nắm bắt các quy luật nhận thức và quy luật hành động của con người, những người tốt nghiệp ngành Luật còn được trang bị những kỹ năng cần thiết để đưa ra các phương án, giải pháp giải quyết bài toàn về tồn tại xã hội

Chính vì vậy, cơ hội cho những người học luật ngày càng trở nên rộng mở và rõ ràng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Thông tin tuyển sinh văn bằng 2 luật Hà Nội 2018 như sau:

1. Văn bằng 2 năm 2018 ngành luật tuyển sinh những ngành nào

Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh văn bằng 2 năm 2018, 3 chuyên ngành sau

– Văn bằng 2 Luật thương mại: có thể làm việc tại các vị trí như: cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, trong các công ty tư nhân, công ty nước ngoài; Các vị trí cán bộ trong Sở thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư, Phòng Thuế, Phòng Kinh tế…
– Văn bằng 2 Luật Kinh tế: Có thể làm việc tại các vị trí Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội, Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các tổ chức dịch vụ pháp luật, Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp, Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các Viện nghiên cứu, Cơ sở giáo dục,…
– Văn bằng 2 Luật Tổng hợp (Luật chung)

Tuyển sinh văn bằng 2 luật Hà Nội

2. học văn bằng 2 ngành luật là học những gì?

Nếu bạn đã tốt nghiệp 1 văn bằng khác rồi muốn học văn bằng 2 ngành luật thì bạn sẽ không phải học lại các môn học chung. Khi theo học văn bằng 2 ngành luật bạn sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý. Bạn sẽ được đào tạo khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng như quản lý kinh doanh của nhà nước.

Trong quá trình đào tạo ngành luật bạn sẽ được học một số môn học như: Luật hành chính, luật dân sự, luật hình sự, luật thương mại, luật kinh tế,….

3. Thời gian đào tạo Văn bằng 2 ngành Luật

– Thời gian đào tạo: 2,5 năm theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.
– Thời gian học ngoài giờ hành chính: các buổi tối tứ thứ 2 đến thứ 6 hoặc các ngày thứ 7 chủ nhật hàng tuần (tùy theo lịch đăng ký của đa số học viên)

Thời gian đào tạo Văn bằng 2 ngành Luật

4. Hồ sơ đầy đủ nhất để thi đai học Luật Hà Nội 2018

– 01 Phiếu đăng ký dự thi Văn bằng Đại học Luật Hà Nội năm 2018 (Lấy tại văn phòng tuyển sinh 27 Ngõ Giếng – Đông Các Hà Nội)
– 02 bản sao bằng đại học (phôtô công chứng)
– 02 bản sao bảng điểm đại học (phôtô công chứng)
– 02 bản sao giấy khai sinh và 04 ảnh cỡ 3×4.

5. Thời gian nhận hồ sơ, ôn tập và thi tuyển

Thời gian nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tháng, nhận hồ sơ trong giờ hành chính. Trước khi nộp hồ sơ nên gọi điện cho thầy cô phụ trách để được tư vấn cụ thể
– Hoặc đăng ký học trực tuyến để được thầy cô tư vấn
CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Địa chỉ: P.A5 – Số 27, Ngõ Giếng, Đông Các, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0981.003.623 – 08.6928.3196

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các ngành khác tại:

Bình luận