Không giống như trường trung học, nơi mà hầu hết tài liệu xuất phát từ sách của bạn, trong trường đại học đa phần tài liệu sẽ đến từ bài giảng của giảng viên. Vì vậy, để làm tốt, bạn phải chú ý và ghi chép một cách có hiệu quả.
8 kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển trước khi bạn vào đại học
1. Kỉ luật và tự giác
Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất để phát triển trước khi bạn lên đại học. Để thành công trong trường đại học – và cuộc sống – bạn phải quyết định những gì bạn muốn và có hành động cụ thể. Tạo cho mình thói quen làm việc kỉ luật và tự giác bởi vì ở bậc đại học, cha mẹ sẽ không ở đó để giám sát, đốc thúc bạn. Và giảng viên cũng sẽ không sát sao được việc bạn có đến lớp hay không?
2. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được giữa việc học và những sinh hoạt cá nhân, hoạt động ngoại khóa. Khi bạn có một kế hoạch vui chơi nào đó chẳng hạn, hãy dành thời gian cụ thể để hoàn thành việc học trước, tránh ôm đồm quá nhiều thứ một lúc. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và làm chủ được những công việc của mình!
Quản lý thời gian
3. Ghi chép hiệu quả
Nếu bạn dự định duy trì một điểm trung bình tốt, bạn phải biết cách học cho các bài kiểm tra và ghi chép những điều quan trọng các thầy cô đã giảng dạy trên lớp. Không giống như trường trung học, nơi mà hầu hết tài liệu xuất phát từ sách của bạn, trong trường đại học hầu hết tài liệu sẽ đến từ bài giảng của giảng viên. Vì vậy, để làm tốt, bạn phải chú ý và ghi chú một cách có hiệu quả.
Nếu giáo sư của bạn nói nhanh khi dạy thì việc ghi tắt có thể giúp ích cho bạn trong việc tiết kiệm thời gian và ghi đầy đủ. Sử dụng điện thoại/máy tính trong khi học có phải là một ý hay hay không? Điều này tùy vào việc bạn sử dụng như thế nào. Và đây là một trong những phương tiện ghi chú dễ dàng và tiện lợi mà bạn có thể sử dụng.
4. Xác định rõ mục tiêu cần được ưu tiên
Không có gì là khó hơn là ở nhà để học tập vào cuối tuần trong khi bạn bè của bạn đang hẹn hò ăn uống, vui chơi. Nhưng nếu bạn không chiến thắng được sự “cám dỗ” này và không xác định được rõ mục tiêu ưu tiên lúc này là việc học thì đương nhiên kết quả học tập sẽ đi xuống. Vậy nên, trong những thời điểm khác nhau hãy xác định điều gì là quan trọng nhất. Đôi khi hi sinh những ham muốn trước mắt giúp bạn thành công trong tương lai.
Xác định rõ mục tiêu cần được ưu tiên
5. Phát triển mối quan hệ với bạn bè, giảng viên
Phát triển các mối quan hệ tích cực với bạn bè và giảng viên có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong đời sống học tập và xã hội của bạn. Tham gia tích cực các hoạt động trường lớp với bạn bè và có sự giao tiếp với giảng viên của bạn sẽ giúp bạn có thành tích tốt hơn và tạo ra một môi trường học tập tích cực hơn. Tham gia vào các cuộc thảo luận trong lớp và hãy tận dụng thời gian làm việc của giảng viên. Các giảng viên sẽ rất ấn tượng với những sinh viên chủ động thảo luận các câu hỏi và mối quan tâm của họ.
6. Làm việc nhóm
Có thể làm việc tốt với người khác – đặc biệt là những người mà bạn có một sự khác biệt về ý kiến - là một trong những chìa khóa thành công lớn nhất. Nếu bạn có thể học cách gạt sang một bên những khác biệt và hợp tác để đạt được các mục tiêu chung, bạn không chỉ có được những gì mình muốn, mà sẽ nhận được sự tôn trọng của bạn bè nữa.
7. Phong cách học tập
Mọi người có một cách học khác nhau, không ai giống ai cả. Các chuyên gia cho biết có tới bảy kiểu học tập khác nhau, chẳng hạn như học trực quan, học bằng lời nói… Có bạn lại học tốt hơn bằng cách tham gia thảo luận trong lớp, hoặc xem video, hoặc đọc một cách độc lập. Hãy thử nghiệm với các kiểu học khác nhau để tìm ra phương pháp nào hiệu quả nhất cho mình nhé!
8. Độc lập
Sống tự lập có rất nhiều thứ bạn cần phải cân nhắc và tự giải quyết như làm thêm, trả hóa đơn, chi tiêu hàng tháng, mua sắm, nấu ăn, làm công việc vặt nhà bếp… hay thích nghi với việc sẽ sống chung với một người bạn xa lạ. Tất cả những điều này, để hoàn thiện bạn cần bỏ ra thời gian và công sức, nhưng càng sớm bắt đầu, bạn càng có nhiều thành công trong học tập, nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.