Xã hội càng phát triển thì tầm quan trọng của pháp luật lại càng cần được đề cao hơn. Lĩnh vực Luật kinh tế đang được xem là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của động đảo các bạn học sinh, sinh viên trẻ tuổi, với triển vọng và cơ hội nghề nghiệp rất cao.
Vì sao ngành Luật kinh tế đang là ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm
Tại sao ngành Luật kinh tế thu hút được sự quan tâm của số đông bạn trẻ?
- Pháp luật luôn có những quy định hết sức chặt chẽ liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia trên thị trường, tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa có được cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết nhất, chưa hiểu rõ quy định của pháp luật dẫn đến vô số những sai phạm đáng tiếc.
- Các bạn sinh viên nắm vững kiến thức về Luật kinh tế sẽ thực sự là một giải pháp bảo đảm hành lang an toàn pháp lý cho mọi doanh nghiệp, giúp hạn chế tối đa những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân sự Luật kinh tế chất lượng còn được xem là nền tảng vững chắc để hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh lĩnh vực kinh tế hết sức phức tạp hiện nay.
Ngành Luật Kinh tế.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật kinh tế có thể làm việc tại đâu?
- Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật kinh tế, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, bộ phận hành chính – tư pháp, thẩm định hồ sơ, giấy tờ,… Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đang có chính sách tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế vào làm việc ở mảng pháp chế, nhân sự, mảng tư vấn pháp luật, hoạch định chiến lược kinh doanh, đánh giá hồ sơ, soạn thảo, đảm phán và ký kết hợp đồng với đối tác kinh doanh,…
- Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế hiện nay là rất cao, cả trong môi trường cơ quan nhà nước lẫn môi trường doanh nghiệp đầy năng động, cơ hội tốt để các bạn sinh viên phát huy hết năng lực của bản thân.
Chương trình đào tạo sinh viên ngành Luật kinh tế
- Các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Kiến thức chung về pháp luật, về luật kinh tế, chủ thể kinh doanh, thương mại hàng hóa và dịch vụ, luật thuế, pháp luật xuất nhập khẩu, pháp luật đầu tư – chứng khoán, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật tài chính – ngân hàng,…
- Kỹ năng thực hành pháp luật, kỹ năng đàm phán, giao kết hợp đồng, các kỹ năng phục vụ quá trình làm việc thực tế,…
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!
Bình luận