Các trường đại học có ngành kinh tế đối ngoại

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, việc tăng cường mở rộng mối quan hệ giao thương giữa các nước là điều cần thiết. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế… nhiều trường đã mở đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại.

Kinh tế đối ngoại giữa các nước.

Trường nào đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại?

Xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành Kinh tế đối ngoại là một trong những ngành học tiềm năng và có cơ hội phát triển nghề nghiệp lớn tại Việt Nam. Để theo học ngành này, người học không chỉ cần có sự đam mê, yêu thích mà trước hết cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Tùy vào năng lực và điều kiện của bản thân, các bạn có thể lựa chọn cho mình một môi trường học tập thích hợp nhất. Với ngành Kinh tế đối ngoại, thí sinh có thể tham khảo thông tin một số trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)… Đặc biệt, một số trường đào tạo theo mô hình chuẩn quốc tế cũng dự kiến mở đào tạo ngành này trong năm 2017, trong đó có trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF).

Theo học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đó là những kiến thức về giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, các vấn đề về quan hệ kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế…
Mã ngành kinh tế đối ngoại.
Chọn học ngành Kinh tế đối ngoại ở đâu để có cơ hội trúng tuyển cao?
Bên cạnh việc nắm bắt thông tin ngành Kinh tế đối ngoại học ở đâu? Thí sinh cần quan tâm điểm trúng tuyển ngành này ở các năm để có thể lựa chọn trường học thật phù hợp với năng lực và điều kiện bản thân. Dưới đây là mức điểm trúng tuyển ở các trường rong những năm gần đây:
  • Đại học Ngoại Thương: Điểm trúng tuyển ở mức 22-26 điểm, áp dụng ở tất cả các tổ hợp môn xét tuyển trong kì thi THPT Quốc gia.
  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM): Từ 24 – 26 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển
  • Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội): Điểm trúng tuyển chuyên ngành Kinh tế đối ngoại từ 23 – 26 điểm đối với các tổ hợp môn xét tuyển.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân: Điểm trúng tuyển thường không biến động nhiều, từ 25 – 26 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển.

Đại học Ngoại Thương
Việc định hướng chọn ngành, chọn trường là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi thí sinh trước thềm tuyển sinh. Những thông tin bài viết này đã phần nào truyền tải cho thí sinh nắm rõ hơn về thông tin học ngành Kinh tế đối ngoại ở đâu? nhằm giúp các bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi thực hiện giấc mơ vào đại học.
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.
Bình luận