Gian nan sinh viên thi liên thông đại học

Kể từ khi Bộ giáo dục và đào tạo siết chặt quy định về liên thông lên đại học đã có không ít sinh viên rơi vào tình trạng hoang mang, không khỏi lo lắng cho giấc mơ lấy bằng đại học.

Thông tư về đào tạo liên thông lên đại học bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2013 Dù đã có độ lùi thời gian nhất định để tiếp nhận và làm quen với quy định mới, song với nhiều cựu sinh viên trung cấp, cao đẳng chuẩn bị thi lên đại học, việc tập trung ôn thi không hề dễ dàng. Đặc biệt, trong khi hầu hết các sinh viên ra trường đều đã đi làm, ít tiếp xúc với chương trình phổ thông, cộng với những đổi mới trong chương trình, hình thức thi cử khiến không ít người học nản lòng.

Hình thức thi cử khiến không ít người học nản lòng.

Theo quy định mới về đào tạo liên thông lên đại học của Bộ GD&ĐT: người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).

Đối tượng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh đại học,cao đẳng, cao đẳng chính quy do Bộ GD&ĐT tổ chức hằng năm.

Tiếp cận với một số sinh viên tham dự kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, tất cả các bạn đều có 1 điểm chung đó là sự trăn trở hiện rõ trên khuôn mặt của từng người khi chuẩn bị cho một kì thi đại học khó khăn đang cận kề.

Nhiều sinh viên mong muốn học đại học nhưng lại lo ngại

Nhiều bạn tỏ ra chán nản, không còn ý chí để phấn đấu học khi nghe thông tin đổi mới liên thông đại học này.

Bạn Trần Thu Hiền sinh viên sư phạm mầm non nói “Em vốn dự định sau khi học xong sẽ liên thông lên đại học để có thêm kiến thức nhưng với tình hình này chắc có lẽ em sẽ đi làm luôn”

Nhiều bạn dù biết là vất vả nhưng vẫn cố gượng cười tự an ủi mình, vì mong muốn có tấm bằng đại học nên vẫn đặt quyết tâm cao vào việc ôn luyện.

Thí sinh lo lắng khi phải ôn thi liên thông lên đại học

Cũng vì quy định khó khăn này một số bạn sinh viên muốn chuyển sang hướng đi khác như là học văn bằng 2 để kiếm cho mình một nghề khác dễ xin việc hơn.

Bạn Trịnh Thị Chiên sinh viên kế toán đang có ý định học văn bằng 2 sư phạm mầm non nói “Em vốn có ý định học liên thông đại học để có cơ hội việc làm cao hơn nhưng với quy định này chắc em không học liên thông nữa. Thay vào đó em sẽ học văn bằng 2 sư phạm mầm non . Em thấy nghề này gần đây rất dễ xin việc, em có ý định học xong về quê làm luôn ”

Thực chất do tình trạng chạy theo bằng cấp, cộng với tình trạng đào tạo ồ ạt, không đảm bảo chất lượng nên nhiều sinh viên ra trường vừa hạn chế về kinh nghiệm, lại kém về chuyên môn nên khả năng xin việc rất thấp. Vì thế quy định thi liên thông lần này là để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Doanh nghiệp ngày nay không quá chú trọng vào bằng cấp mà yêu cầu cao ở bạn là trình độ chuyên môn cùng với kỹ năng làm việc. Thực tế nhiều bạn chỉ học trung cấp, cao đẳng vẫn xin được việc trong khi đó sinh viên đại học lại thất nghiệp.


Thí sinh luyện thi trước kỳ thi liên thông

Cũng vì quy định khó khăn này một số bạn sinh viên muốn chuyển sang hướng đi khác như là học văn bằng 2 để kiếm cho mình một nghề khác dễ xin việc hơn.

Bạn Trịnh Thị Chiên sinh viên kế toán đang có ý định học văn bằng 2 sư phạm mầm non nói “Em vốn có ý định học liên thông đại học để có cơ hội việc làm cao hơn nhưng với quy định này chắc em không học liên thông nữa. Thay vào đó em sẽ học văn bằng 2 sư phạm mầm non . Em thấy nghề này gần đây rất dễ xin việc, em có ý định học xong về quê làm luôn ”

Thực chất do tình trạng chạy theo bằng cấp, cộng với tình trạng đào tạo ồ ạt, không đảm bảo chất lượng nên nhiều sinh viên ra trường vừa hạn chế về kinh nghiệm, lại kém về chuyên môn nên khả năng xin việc rất thấp. Vì thế quy định thi liên thông lần này là để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Doanh nghiệp ngày nay không quá chú trọng vào bằng cấp mà yêu cầu cao ở bạn là trình độ chuyên môn cùng với kỹ năng làm việc. Thực tế nhiều bạn chỉ học trung cấp, cao đẳng vẫn xin được việc trong khi đó sinh viên đại học lại thất nghiệp.

Bình luận