Ngành Kinh tế quốc tế và ngành Luật kinh tế hiện đang là một trong những ngành học “hot” ở nước ta. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho hai ngành này là luôn cần thiết, vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế cũng như ngành Luật quốc tế cũng rộng mở. Việc chọn ngành Kinh tế quốc tế hay ngành Luật kinh tế cũng là một vấn đề đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm . Hiểu được điều đó sau đâychúng tôi xin tổng hợp về sự khác biệt giữa hai ngành ,mời các bạn đón nhận và đọc:
Ngành kinh tế và luật quốc tế có sự khác nhau như thế nào?
1: Khái niệm của hai ngành
- Luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
- Kinh tế quốc tế là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Khái niệm ngành kinh tế quốc tế và ngành luật quốc tế
2: Những kiến thức mà hai ngành đào tạo
- Theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Sinh viên được học các môn như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế, luật hành chính,…
- Với ngành Luật quốc tế, sinh viên lại được trang bị khối kiến thức về luật pháp quốc tế được các quốc gia và chủ thể khác tạo dựng nên. Ngành Luật quốc tế gắn với các môn học như: Luật kinh tế quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật biển quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật đầu tư quốc tế, Luật thuế, Luật sở hữu trí tuệ quốc tế,…
- Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Luật hoặc ngành Luật quốc tế còn được trau dồi đạo đức nghề nghiệp, được trang bị kỹ năng hành nghề luật để đáp ứng nhu cầu xã hội như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,…
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.
Bình luận