ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA CỦA BỘ GD VÀ ĐT NĂM 2020

thi-dai-hoc

Tiến sĩ Sái Công Hồng, phó vụ trưởng Vụ giáo dục có những lưu ý về định hướng ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.

Nhà trường và giáo viên lên kế hoạch ôn tập và phân tích cấu đề thi THPT Quốc gia:

Phân tích đề thi THPT Quốc gia của những năm trước là nền tảng giúp học sinh định hướng ôn tập có lộ trình cụ thể và dễ dàng hơn:

sai-hong

Ông Sái Công Hồng

– Để học sinh nắm chắc kiến thức và học tốt kiến thức mới của lớp 12 giáo viên cần hỗ trợ hệ, củng cố những kiến thức quan trọng cho các em ôn tập, không để các em quên kiến thức. Giáo viên thường xuyên khuyến khích, động viên học sinh luyện giải các đề thi thử một cách nghiêm túc như thi thật theo thời gian quy định để các em tránh bị hồi hộp hoặc lo lắng khi thi thật.

– Nhà trường cần tổ chức và xây dựng đề thi thử, nhiều bộ đề tham khảo cho học sinh là một hướng đi tích cực, dựa vào cấu trúc đề thi của những năm trước để bắt kịp những thay đổi mới, nhất là cấu trúc đề thi các môn của năm 2019. Hãy cho học sinh ôn tập đề thi theo những bộ đề đã ban hành chính thức trước đó của Bộ GD-ĐT.

– Nhiều năm gần đây gần đến kì thi THPT Quốc gia cấu trúc đề thi mỗi năm lại thay đổi một ít, vì vậy đề thi của những năm về trước chỉ mang tính chất tham khảo. Còn quan trọng nhất là phải giúp học sinh củng cố được hệ thống kiến thức, không nên học tràn lan không đúng trọng tâm, học lơ mơ không chắc rất dễ dẫn đến tình trạng khi gặp đề thi học sinh bị hoang mang dẫn đến tâm lí lo lắng làm bài thi không đạt hiệu quả cao.

– Nếu năm nay cấu trúc đề thi có sự thay đổi thì tỉ lệ phân cấp độ dễ khó vẫn không thay đổi. Nên chỉ cần các em ôn tập kĩ để nắm chắc kiến thức và luyện tập làm thử thật nhiều đề, chuẩn bị tinh thần tốt thì sẽ không đáng lo lắng.

Kế hoạch ôn tập kiến thức cần có lộ trình và thời gian phù hợp:

Kỳ thi đại học

– Học lên đến lớp 12 là lúc các em lo lắng và chịu nhiều áp lực, đa số các bạn sẽ quên hết kiến thức lớp 11- nền tảng để học lớp 12. Cuối cấp 3 là khoảng thời gian “nước rút” các em cần tăng tốc để về đích, tập trung tối đa thời gian và sức khỏe tốt cho việc học.

– Mỗi bạn học sinh phải xây dựng cho mình một thời khóa biểu phù hợp, cân đối giữa việc học trên trường và tự học ở nhà. Nếu yếu phần nào phải học lại cho chắc, vì lớp 11 sẽ là nền tảng để các em học sinh tiếp tục bổ sung kiến thức mới của lớp 12. Không nên học theo cảm hứng vì rất dễ dẫn đến tình trạng học lệch và học không có lộ trình cụ thể.

– Để đạt được kết quả tốt các em nên luyện tập để nắm chắc kiến thức cơ bản trước, vì kiến thức cơ bản sẽ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số câu hỏi, còn kiến thức nâng cao chỉ chiếm % nhỏ để phân luồng học sinh.

– Cách thức làm một bài kiểm tra, khi nhận đề thi các em hãy đọc lướt qua đề tầm 1-2 phút trước khi bắt đầu làm để mình nắm được môtip cấu trúc đề thi trước và định hình được rõ ràng.

– Trong quá trình làm bài thi nên làm từ trên xuống dưới, câu nào khó quá đừng cố tập trung tránh mất thời gian và gây tâm lí hoang mang, lo sợ mà hãy dành thời gian để làm những câu khác, đánh dấu để đấy. Khi các em hoàn thành hết đến cuối bài và chắc chắn những câu đã làm là đúng thì hãy quay lại làm những câu khó hoặc còn đang phân vân.

Điều cuối cùng muốn nhắn nhủ đến các em học sinh là hãy đặt ra cho mình một lộ trình học khoa học, logic và có hiệu quả, chuẩn bị tâm lí sẵn sàng bước vào mùa thi sắp tới để có một kết quả xứng đáng với 12 năm học.

Bình luận