Những nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin (IT Manager) phải luôn chạy đua với công nghệ để cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp… Đây cũng là một nghề “thời thượng” được nhiều bạn trẻ ưa thích. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trăn trở về vai trò của nghề này trong doanh nghiệp (DN)!
Quản lý Công nghệ Thông tin – những điều có thể bạn chưa biết!
1. Phải đam mê…
Dân làm Công Nghệ Thông Tin phải đam mê với nghề mới có thể đeo đuổi nghề này lâu dài. Những người làm nghề này phải đầy nhiệt huyết với nghề, thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp. Hiện tại, một số anh em trong Ngành Công Nghệ Thông Tin cứ đổi chỗ làm nơi này, nơi khác… đến nổi dư luận cho rằng dân CÔNG NGHỆ THÔNG TIN hay nhảy việc!
Một số bạn trẻ cho rằng quản lý Công Nghệ Thông Tin là một nghề thời thượng, lại có thu nhập cao. Rồi do sức hút của một số công ty trả lương cao, các nhân viên quản lý Công Nghệ Thông Tin cứ rủ nhau chuyển chỗ làm. Đối với một số quản lý Công Nghệ Thông Tin hành nghề lâu năm, giá trị mà họ mang lại cho đồng nghiệp, cho công ty mới là quan trọng và điều này không thể hiện qua mức lương cao của họ.
Để nâng cao kỹ năng chuyên môn, một số nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin đã bỏ tiền túi đi học các chứng chỉ chuyên ngành để lấy những kiến thức mới nhất đem về áp dụng cho nơi mình đang làm việc. Ở giai đoạn Internet và công nghệ mạng mới được đưa vào Việt Nam, việc “đầu tư chất xám” này rất cần thiết.
Làm quản lý Công Nghệ Thông Tin cũng bị áp lực nhiều từ công việc. Thông thường, thời điểm chuyển đổi, nâng cấp hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp diễn ra vào cuối tuần hoặc ban đêm, khi mọi người không làm việc. Rồi những khi hệ thống có sự cố, các IT Manager sẽ phải ở lại công ty để giải quyết, bị khá nhiều áp lực nếu những người thân trong gia đình không hiểu được đặc thù của ngành nghề này.
2. Vươn đến tầm CIO
Theo một số quản lý Công Nghệ Thông Tin, việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá cao vị trí của các nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin còn tùy vào quy mô của từng công ty. Nếu công ty có quy mô lớn, có tầm nhìn xa về hiệu quả của việc ứng dụng/đầu Tư CÔNG NGHỆ THÔNG TIN thì CIO hay quản lý Công Nghệ Thông Tin sẽ được xem trọng hơn. Còn, nếu như công ty có quy mô nhỏ thì vai trò của người quản lý Công Nghệ Thông Tin sẽ ít được chú ý đến!
Vươn tầm trong công việc quản lý công nghệ thông tin
Mặt khác, những người làm công tác quản lý Công Nghệ Thông Tin phải có khả năng thuyết phục chủ DN đầu tư vào các dự án nâng cấp hệ thống thông tin. Bên cạnh đó là các kỹ năng ứng xử đối với đồng nghiệp trong công ty, thuyết trình dự án… Ví dụ: Để có thể áp dụng cơ chế kiểm tra, bảo mật thông tin trên hệ thống mạng, các nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin sẽ phải trao đổi trước với từng bộ phận trong công ty. Những điểm nào áp dụng mà gây bất tiện cho nhân viên sẽ được điều chỉnh lại.
Để có thể quảng bá rộng rãi hơn về vai trò quản lý Công Nghệ Thông Tin, cộng đồng những người “máu lửa” với nghề Công Nghệ Thông Tin có thể ngồi lại với nhau trong mô hình câu lạc bộ (CLB) các quản lý Công Nghệ Thông Tin. Đây cũng là một hoạt động mà tạp chí Thế Giới Vi Tính – PC World Việt nam đang từng bước thực hiện. Các thành viên thuộc CLB sẽ có những chương trình cụ thể đề cập đến tầm quan trọng của hệ thống thông tin, vai trò của quản lý Công Nghệ Thông Tin/CIO, lợi ích lâu dài khi đầu tư vào các dự án Công Nghệ Thông Tin…
Hiện nay có một số DN đưa nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin vào ban điều hành đã góp phần nâng cao vị trí của những người làm công tác quản lý Công Nghệ Thông Tin. Khi đó, quản lý Công Nghệ Thông Tin dần dần được nâng tầm gần ngang hàng như vị trí CIO (Chief Information Officer – Giám đốc quản lý hệ thống thông tin) trong DN.
3. Tự đào tạo là chính
Một quản lý Công Nghệ Thông Tin chuyên nghiệp phải có khả năng quản lý cùng với kỹ năng mềm. Hiện tại, vẫn chưa có một cơ sở nào thực sự đào tạo CIO – một trong các vị trí quan trọng trong DN. Các nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm các khóa học nâng cao trình độ quản lý trong nước. Thông thường, CIO cũng như các nhà quản lý CÔNG NGHỆ THÔNG TIN phải tự đào tạo hoặc tìm kiếm cơ hội học thêm ở các công ty nước ngoài… Phải chăng, các trường đại học, trung tâm đào tạo… nên có khóa đào tạo bổ sung kỹ năng mềm cho các quản lý Công Nghệ Thông Tin?
Việc xác định cụ thể các vị trí trong hệ thống Công Nghệ Thông Tin rất quan trọng để tuyển dụng đúng người, đúng việc. Chẳng hạn, sửa máy tính, đấu dây mạng không phải là công việc của kỹ sư chuyên ngành hệ thống mạng như nhiều DN lầm tưởng… Đó là việc của các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (IT HelpDesk). Chức danh nhân viên IT HelpDesk được cụ thể hóa với các công việc bảo trì, hỗ trợ cho nhân viên khác trong công ty.
Tự đào tạo là chính
Tại các DN nước ngoài, tầm quan trọng của hệ thống thông tin (Information System) và nhân sự quản lý Công Nghệ Thông Tin được đề cao. Đây cũng là điểm khác biệt mà các nhà quản lý Công Nghệ Thông Tin đang cố gắng thay đổi nhận thức trong các DN Việt Nam. Công Nghệ Thông Tin ngày nay không đơn thuần chỉ là hệ thống mạng mà nó bao gồm tất cả thông tin đang vận hành trong DN.
4. Những người “gác đền”
Có một số người đã từng bỏ việc ra lập công ty riêng, nhưng sau đó vẫn quay lại làm quản lý Công Nghệ Thông Tin vì nhớ nghề. Sức hút của ngành Công Nghệ Thông Tin đã kéo những ông giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn trở lại với vai trò “người gác đền” hệ thống mạng thông tin DN. Những người quản lý Công Nghệ Thông Tin vẫn yêu thích áp lực của ngành nghề mình đang theo đuổi, họ thích đối đầu với những thử thách mới!
Đối với những người quản lý Công Nghệ Thông Tin, việc làm trong các Dn Công Nghệ Thông Tin tuy “mệt đầu” nhưng có sức hút lớn do đó là môi trường của những người có sự am hiểu nhất định về Công Nghệ Thông Tin… Còn khi làm việc tại các DN không thuộc ngành Công Nghệ Thông Tin (non-IT) như sản xuất, kinh doanh hàng hóa… thì công việc thoải mái hơn nhưng lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục lãnh đạo triển khai dự án Công Nghệ Thông Tin. Nói chung, ở môi trường nào thì người làm quản lý Công Nghệ Thông Tin cũng phải tích cực hoàn thiện các kỹ năng “cứng – mềm” của mình.