Học liên thông đại học Giao Thông Vận Tải mấy năm? trong các năm gần đây, liên thông là một hình thức nâng cao kiến thức cũng như tốt ưu hoá về thời gian đào tạo được nhiều thí sinh quan tâm. Học liên thông là cách nâng cao tri thức theo cấp bậc hiệu quả nhất trong quy trình đào tạo của nước ta hiện nay. Đặc biệt với những ngành đặc thù như xây dựng, việc nâng cao trình độ một cách từ từ, vững vàng qua hình thức học liên thông là một xu hướng lựa chọn nhiều nhất hiện nay.
1. Thời gian học liên thông đại học Giao Thông Vận Tải bao nhiêu năm?
Đào tạo hệ liên thông đại học Giao Thông Vận Tải là 2 năm
Theo quy định của Bộ mới, thời gian sinh viên theo học khoá đào tạo hệ liên thông tại trường là 2 năm
Trong thời gian đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức sâu về chuyên ngành theo học và các kỹ năng mềm cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc mà xã hội yêu cầu.
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được nhận bằng chính quy do nhà trường cung cấp
2. Liên thông đại học cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ liên thông Đại học Giao Thông Vận Tải
Các bạn thí sinh tham gia liên thông Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội cần chuẩn bị các giấy tờ sau.
– Phiếu tuyển sinh
– Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp cao đẳng và giấy chứng nhận kết quả học tập (bảng điểm). (*)
– Bản sao hợp lệ giấy khai sinh.
– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa cấp quận (huyện) trở lên.
– 04 ảnh chân dung 4×6 cm trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
– 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ của thí sinh.
Các mục có dấu (*) phải có bản chính để đối chiếu khi đi nộp hồ sơ.
Một số giấy tờ bạn cần mang đi để đối chiếu với bản gốc
3. Ngành đào tạo và các môn thi
– Xây dựng cầu đường bộ: thi toán, cơ học đất, đường bộ
– Xây dựng dân dụng và công nghiệp: môn thi toán, vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông cốt thép
– Công nghệ thông tin: Thi toán, toán rời rạc, cấu trúc dữ liệu và giải thuật
– Kinh tế xây dựng: Thi toán, kinh tế xây dựng, tổ chức điều hành sản xuất
4. Điều kiện trúng tuyển
– Các thí sinh có đủ điều kiện dự thi, dự thi đủ 3 môn quy định theo từng ngành, điểm thi mỗi môn phải đạt từ 5 điểm trở lên.