Tư vấn pháp luật và sử dụng luật sư vẫn còn là điều mới mẻ đối với người dân Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt nói riêng. Trước xu thế hội nhập quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần dành nhiều quan tâm hơn tới luật pháp cũng như đội ngũ nhân sự có chuyên môn về Luật.
Học văn bằng 2 Luật
1. Doanh nghiệp chưa có thói quen “dùng luật”.
Tại Việt Nam, qua khảo sát ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp từ Bắc chí Nam hoạt động trong các lĩnh vực điển hình, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối và các tổng công ty nhà nước có thành lập phòng pháp chế. Thực tế các doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa có thói quen sử dụng luật sư, ngay cả các doanh nghiệp lớn.
Với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần… có 7,5% các doanh nghiệp được hỏi ở phía bắc, 5% các doanh nghiệp được hỏi ở phía nam là có ký hợp đồng tư vấn luật thường xuyên với văn phòng luật sư, theo đó luật sư tham gia soạn thảo các quy định và các mẫu hợp đồng cho công ty.
Khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp Việt Nam thường không muốn nói chuyện, thương lượng với nhau bằng pháp luật mà sử dụng mối quan hệ “ngầm” để giải quyết, đôi khi bằng những thủ đoạn trái pháp luật. Tuy những cách giải quyết này có thể tạm thời giúp doanh nghiệp tránh được rắc rối nhưng cũng khiến họ tiếp tục thói quen không tuân thủ pháp luật, phải trả giá đắt khi bị cơ quan chức năng phát hiện ra những việc trái pháp luật đó.
Học luật là xu thế đón đầu
2. Doanh nghiệp gặp rủi ro pháp lý khi hội nhập
Hiểu biết hạn chế về kiến thức pháp luật, thiếu các công cụ pháp lý để phòng thủ trước những rủi ro của thị trường đang khiến cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi cánh cửa hội nhập ngày càng rộng mở.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Ngôi Sao Thăng Long cho biết: “Do thiếu hiểu biết về pháp luật, lại không có đội ngũ tư vấn riêng nên khi xảy ra các vấn đề pháp lý về nhân sự, hay khi làm các thủ tục hải quan, thuế, doanh nghiệp không ít lần bị thiệt hại lớn.”
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cũng đã từng hứng chịu những rắc rối pháp lý trong thương mại quốc tế khi bị nước ngoài đăng ký mất bản quyền nhãn hiệu trên thị trường quốc tế. Nhãn hiệu Vinataba sau một thời gian đăng ký sở hữu ở trong nước, chuẩn bị tiến hành đăng ký ở nước ngoài thì mới phát hiện một công ty của Indonesia đã sử dụng thương hiệu này tại 13 quốc gia.
Thực tế thời gian qua cho thấy, do chưa có sự am hiểu đầy đủ luật pháp quốc tế, việc quản lý rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với rủi ro và thiệt hại không đáng có.
Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thường có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp lý, không chỉ khi có tranh chấp mà còn ngăn ngừa tranh chấp và cả những sai sót khi làm ăn trong môi trường pháp luật phức tạp với các thủ tục “hành là chính” tại Việt Nam. Học tập họ, các doanh nghiệp Việt Nam sau nhiều lần bị kiện tụng và vướng phải những rắc rối mất nhiều thời gian, công sức để giải quyết cũng bắt đầu sử dụng những dịch vụ tư vấn pháp luật và ưu tiên tuyển dụng nhân sự có bằng ngành Luật.
Học văn bằng hai luật
3. “Thời cơ vàng” cho ngành luật kinh tế , pháp chế doanh nghiệp
Nhu cầu tư vấn pháp luật của các doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng tăng cao. Thông thường, các doanh nghiệp thuê các công ty cung cấp dịch vụ này mỗi khi xảy ra các vấn đề liên quan đến luật pháp. Bên cạnh đó, nhiều công ty tuyển dụng và sử dụng các cán bộ pháp chế để tiết kiệm và linh hoạt hơn. Do vậy, nhu cầu về nhân lực ngành luật hiện nay là rất lớn.
Nhiều người lựa chọn học văn bằng hai ngành luật để đón đầu xu hướng này. Họ vừa có thể làm việc với chuyên môn chính của mình, vừa thực hiện được các công việc liên quan đến các thủ tục pháp lý tại doanh nghiệp. Hơn nữa, những người đã đi làm học văn bằng hai ngành luật có lợi thế hơn trong công việc, bởi hiểu biết về luật giúp họ chủ động hơn trong các giao dịch và các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên học văn bằng hai đối với người đi làm lại tương đối khó khăn. Nhiều người vừa đi làm vừa đi học sau một thời gian buộc phải nghỉ học, bảo lưu hoặc tìm người học hộ vì không thể sắp xếp thời gian. Việc đi học vô tình trở nên tốn kém và vô ích.
Bên cạnh đó việc lựa chọn cơ sở đào tạo chất lượng và phù hợp với thời gian cũng là một thách thức với người đi làm khi quyết định học văn bằng hai ngành luật. Trước đây nếu có nguyện vọng học thêm một tấm bằng văn bằng 2 luật, người đi làm chỉ có thể lựa chọn các trường đó là: ĐH Luật Hà Nội, Viện ĐH mở, ĐH Công Đoàn hoặc khoa Luật của ĐH Quốc gia.