Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, việc tăng cường mở rộng mối quan hệ giao thương giữa các nước là điều cần thiết. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế… nhiều trường đã mở đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại.
Kinh tế đối ngoại giữa các nước.
Trường nào đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại?
Xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành Kinh tế đối ngoại là một trong những ngành học tiềm năng và có cơ hội phát triển nghề nghiệp lớn tại Việt Nam. Để theo học ngành này, người học không chỉ cần có sự đam mê, yêu thích mà trước hết cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Tùy vào năng lực và điều kiện của bản thân, các bạn có thể lựa chọn cho mình một môi trường học tập thích hợp nhất. Với ngành Kinh tế đối ngoại, thí sinh có thể tham khảo thông tin một số trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)… Đặc biệt, một số trường đào tạo theo mô hình chuẩn quốc tế cũng dự kiến mở đào tạo ngành này trong năm 2017, trong đó có trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF).
Mã ngành kinh tế đối ngoại.
- Đại học Ngoại Thương: Điểm trúng tuyển ở mức 22-26 điểm, áp dụng ở tất cả các tổ hợp môn xét tuyển trong kì thi THPT Quốc gia.
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM): Từ 24 – 26 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển
- Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội): Điểm trúng tuyển chuyên ngành Kinh tế đối ngoại từ 23 – 26 điểm đối với các tổ hợp môn xét tuyển.
- Đại học Kinh tế Quốc dân: Điểm trúng tuyển thường không biến động nhiều, từ 25 – 26 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển.