Các yêu cầu bạn cần có khi học ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đang nổi lên là một ngành phát triển, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một xã hội hiện nay và có rất nhiều quyết tâm theo đuổi nó. Thế nhưng, đã có một ai thực sự tìm hiểu về khái niệm công nghệ thông tin là gì?

Nó có những yêu cầu cơ bản nào cho sinh viên CNTT hay chưa? Hãy tham khảo những nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp này các bạn nhé.

Các yêu cầu bạn cần có khi học ngành công nghệ thông tin

1. Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin có tên tiếng Anh là Information Technology được viết tắt IT, đây là một tên gọi để nói về khoa học máy tính, hệ thống thông tin ở trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu xã hội tập trung chủ yếu vào các yếu tố: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần mềm, kỹ thuật viên (chuyên viên thiết kế lập trình web), lập trình điện thoại di động, an ninh mạng và game,…

Cái tên công nghệ thông tin bắt đầu xuất hiện vào năm 1958, trong một viết được xuất bản trên tạp chí Harvard Business Review, tác giả của bài viết là Leavitt và Whisler đã cùng bình luận về nó và đặt tên cho công nghệ mới xuất hiện, khi chưa có tên gọi là “công nghệ thông tin”.

Hiện nay, công nghệ thông tin đang là một ngành trong xã hội, vậy ngành này như thế nào? hãy cùng chúng tôi phân tích kỹ hơn điều này với các nội dung sau đây.

Ngành công nghệ thông tin, đây là một ngành nghệ khá rộng lớn và bao gồm có nhiều lĩnh vực, nó có một sức ảnh hưởng nhất định đến nhiều nghề khác trong xã hội. Chúng ta chỉ cần hiểu một cách đơn giản, công nghệ thông tin chính là một ngành có sử dụng đến hệ thống trên máy tính, cũng các thiết bị như: phần cứng, phần mềm để có thể cung cấp và giải pháp việc xử lý những thông tin ở trên nền công nghệ với các cá nhân, tổ chức mà có nhu cầu. Theo đó, ngành công nghệ thông tin còn được gọi với một tên gọi khác là tin học ứng dụng.

Hiện tại, ngành công nghệ thông tin được chia thành 5 chuyên ngành chính gồm có: kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm và mạng máy tính truyền thông. Trong đấy, ở Việt Nam ta có hai ngành đang rất “hot” là An toàn thông tin và kỹ thuật phần mềm.

Nếu là sinh viên công nghệ thông tin, các bạn ấy sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản sau đây: kiến thức cơ bản về máy tính, các ngôn ngữ về lập trình hiện nay đang được sử dụng phổ biến kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, quá trình phát triển phần mềm và còn rất nhiều kiến thức khác nữa phụ thuộc vào từng ngành mà sinh viên lựa chọn.

2. Những công việc của dân công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin, vì đang là một ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, công việc nào cũng cần đến công nghệ thông tin nên có khá nhiều người theo đuổi công việc này. Vì thế, công việc cho họ cũng rất nhiều bao gồm:

Đối với những sinh viên học về kỹ thuật phần mềm, khi ra trường các bạn sinh viên có thể làm những công việc của một lập trình viên, kiểm thử phần mềm, hoặc là một kỹ sư cầu nối, quản trị dự án, đảm bảo về chất lượng phần mềm hay là giám đốc kỹ thuật.

Công việc dành cho dân công nghệ thông tin

Nếu sinh viên học ngành thiết kế đồ họa, khi ra trường thì có làm công việc trong những công ty chuyên thiết kế về đồ họa, tại các studio ảnh, các công ty game hay công ty xây dựng về front-end cho những web,…

Nếu sinh viên học ngành mạng máy tính, khi ra trường các bạn có làm việc trong các doanh nghiệp, công ty thực hiện việc triển khai về mạng không dây ở nơi làm việc, hệ thống mạng nội bộ hoặc cũng có thể trở thành một kỹ sư cầu nối mạng ở các tập đoàn lớn. Nếu bạn là một người thực sự giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, tự tin làm trong môi trường nước ngoài, thì có thể xin vào các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… làm việc.

Còn với ngành an toàn thông tin, với những sinh viên học chuyên ngành này khi ra trường các bạn có thể xin vào làm những công việc của chuyên viên quản trị, bảo mật cho máy chủ và mạng, chuyên viên phân tích, thiết kế, tư vấn về hệ thông tin để đảm bảo an toàn, chuyên viên bảo mật về cơ sở dữ liệu, chuyên viên kiểm tra và đánh giá về an toàn của thông tin cho hệ thống và mạng. Các bạn cũng có thể làm một chuyên viên rà soát về lỗ hổng, các điểm yếu hay xử lý những sự cố an toàn về thông tin, chuyên gia thực hiện phân tích mã độc cũng như ứng cứu khẩn cấp về sự cố trong máy tính,…

Thực tế, công nghệ thông tin có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Vì vậy, nếu là một sinh viên học công nghệ thông tin, khi ra trường với kiến thức của mình thì các bạn không phải lo sẽ thất nghiệp như nhiều ngành khác đang phải đối mặt đâu nhé. Quan trọng, bạn chọn được một công việc lương cao hay thấp, nó phụ thuộc vào việc bạn có giỏi hay không mà thôi.

3. Những yêu cầu cơ bản dành cho sinh viên CNTT

Các bạn ạ, với bất cứ công việc nào trong xã hội này cũng cần phải có những yếu tố giúp cho bạn thành công. Đối với ngành công nghệ thông tin cũng không phải là một điều ngoại lệ, muốn thành công và kiếm được nhiều tiền từ nó bạn cần phải có đòn bẩy cho điều này. Hãy tham khảo những những yêu cầu cơ bản mà ngành này cần ở một sinh viên, trong nội dung bài viết này của chúng tôi, để nếu bạn yêu thích ngành này thì xem mình còn thiếu yếu tố nào mà hoàn thiện nó các bạn nhé.

Đam mê công nghệ: Đã quyết định theo đuổi công nghệ thông tin, đây chính là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất. Việc bạn có đam mê, sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc làm quen, họa nhập vào thế giới công nghệ tốt hơn. Với niềm yêu thích đã có sẵn trong mình, giúp bạn có thể chủ động vượt ra được những căng thẳng trong công việc, không tạo cho bạn một cảm giác nhàm chán khi phải ngồi trước một chiếc máy tính và làm việc, viết phềm cả ngày. Hay đơn giản hơn, khi có đam mê rồi các bạn sẽ không thấy ngại, tiếc tiền khi đầu tư vào nó hàng tháng trời cho một công trình về nghiên cứu công nghệ.

Các yêu cần cần có cho dân IT

Thông minh và có óc sáng tạo: Trong ngành công nghệ thông tin, nếu như bạn là một người thông minh, có óc sáng tạo thì yếu tố này sẽ giúp bạn dễ thành công hơn. Bởi đây là một công việc, yêu cầu bạn phải có một tư duy phân tích cao, có khả năng tối ưu hóa mọi giải pháp để tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả về ứng dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất.

Tính chính xác với công việc: Tính chính xác, đây là một yêu cầu cơ bản và bắt buộc dành cho mọi ngành khoa học bao gồm có cả khoa học công nghệ máy tính. Theo đó, trong một quá trình xây dựng ứng dụng, hay một phần mềm nếu như bạn không cẩn thận, chỉ cần để xảy ra sai sót, dù là rất nhỏ thì cũng có thể khiến cho toàn bộ chương trình bạn đang thực hiện không thể vận hành được như mong muốn.

Ham học hỏi và trau dồi kiến thực: Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nên mọi thông số luôn thay đổi, những kiến thức của ngày hôm qua hôm nay có thể đã lỗi thời và ngày mai thì không còn tương thích. Vì thế, để thành công và mình có một kiến thức tốt thì bạn cần phải tìm hiểu thông tin một cách liên tục, hãy chăm chỉ trau dồi thêm kiến thức để từ đấy bắt kịp với tốc độ phát triển, thay đổi của lĩnh vực này.

Trình độ ngoại ngữ: Công nghệ thông tin là một ngành có tính toàn cầu, sản phẩm công nghệ có mặt ở trên khắp thế giới. Vì thế, nếu muốn giỏi và thành công với ngành này thì bạn cần phải giỏi ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, để có thể đọc, hiểu được những thông số của chuyên môn, cập nhật thông tin về ngành nghề. Nếu bạn là một người đã giỏi tiếng Anh, có kỹ năng giao tiếp tốt thì đầy chính là một lợi thế lớn rồi đấy ạ.

Thực tế, những yêu cầu của ngành công nghệ thông tin nó không bó hẹp chỉ trong số đấy, nó còn có nhiều yếu tố khác nữa. Theo đó, nếu muốn là một người giỏi thực sự trong lĩnh vực này thì bạn cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm và có tính nhẫn nại, kiên trì, chịu được áp lực của công việc,…

Với nội dung bài viết đưa ra, chúng tôi đã trả lời cho các bạn xong câu hỏi công nghệ thông tin là gì rồi đấy ạ. Với yêu cầu của nghề, nếu bạn là một người thực sự yêu thích công việc này thì hãy hoàn thiện mình mỗi ngày, hãy chăm chỉ học hỏi để sớm có được thành công trong công việc các bạn nhé.

Bình luận