Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố mức học phí hệ đào tạo đại học hệ chính quy, sau đại học, tiến sĩ năm học 2020 – 2021.
Cụ thể mức học phí các hệ đào tạo như sau:
Theo quy định về chính sách học phí các cấp học căn cứ theo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2018.
Đối với các cơ sở (CS) GDĐH công lập, cơ quan chủ quản (Bộ ngành/địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định/ phê duyệt/ thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính của CS GDĐH trực thuộc, bao gồm cả phương án thu – chi tài chính theo đúng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư 71/2006/TT-BTC.
Trong đó, phải đảm bảo mức thu học phí theo đúng quy định tại Luật GDĐH và Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các CS GDĐH trực thuộc trong việc thực hiện chính sách học phí theo quy định.
Các CS GDĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại Điều 32, Luật GDĐH.
Theo đó, các CS được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Công tác này thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT về hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
CS GDĐH công lập chưa đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại Điều 32 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH thì tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Trong đó, quy định trần mức tăng học phí hàng năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 tăng bình quân 8%- 10%/năm. Các trường được xác định mức tăng học phí hàng năm, nhưng không được vượt trần Nghị định 86.
Các CS GDĐH tư thục được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, theo Khoản 3 Điều 65 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH.
Theo Dantri
>> Xem thêm: