Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin vào năm 2020, số nhân lực thiếu hụt lên tới trên 500.000 người. Trong thời đại 4.0, đúng ra cơ hội cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ rộng mở hơn rất nhiều so với những ngành khác. Nhưng thực trạng lại cho thấy số lượng lập trình viên thất nghiệp mỗi năm vẫn tăng đều. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?
Mặt tối hiện thực ngành công nghệ ở Việt Nam ngày nay
1. Sinh viên sau tốt nghiệp, kiến thức giỏi nhưng kỹ năng và ngoại ngữ chưa tốt
Theo nhiều doanh nghiệp, hiện trên thị trường lao động, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp phù hợp rất nhiều. Tuy nhiên, để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo và Tiếng Anh chuyên nghiệp, đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như “mò kim đáy biển”.
Để các chuyên viên Công nghệ thông tin có nhiều cơ hội và công việc tốt, Tiếng Anh và kỹ năng mềm là hành trang không thể thiếu. Trên thị trường tuyển dụng hiện nay, không nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi rõ ràng kỹ năng mềm nhưng đây thực sự là một trong những điểm quan trọng mà họ đang tìm kiếm ở các ứng viên. Đặc biệt, với các vị trí cao cấp và quan trọng thì nó càng cần thiết hơn nữa.
Những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chủ động trong công việc không chỉ cần thiết cho một chuyên viên công nghệ thông tin, mà trong mất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có. Hoặc ngay cả khi kiến thức chuyên môn của bạn giỏi, kỹ năng mềm của bạn tốt nhưng Tiếng Anh của bạn không có cũng sẽ là một rào cản lớn khiến bạn không thể học hỏi vượt ra ngoài thế giới.
Để giải quyết thực trạng này, hiện nay một số chuyên viên Công nghệ thông tin đã tìm ra những hướng đi mới hơn cho mình. Song song với việc có kỹ năng làm việc chuyên môn, học thêm một văn bằng ngôn ngữ anh để có thêm kỹ năng giao tiếp. Việc tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ khác cũng sẽ giúp kỹ năng mềm của bạn phát triển theo. Đó chính là con đường tắt để các bạn đến gần với những nhà tuyển dụng lớn.
2. Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp CNTT, khoảng cách giữa đào tạo tại các trường ĐH, CĐ kể cả trường trung cấp so với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực ngành CNTT tại doanh nghiệp là quá xa. Số sinh viên ra trường làm việc được ngay chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại phải đào tạo bổ sung. Thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện nay, 72% sinh viên ngành lập trình không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 90% không biết về lĩnh vực mình hành nghề.
Thiếu kinh nghiệm thực tế
3. Vậy làm thế nào để sinh viên Công nghệ thông tin vừa ra trường đã có 2 năm kinh nghiệm?
Trở thành fresher – thực tập sinh
Nếu chưa có kinh nghiệm bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh. Đối với vị trí thực tập sinh các công ty thường chỉ xét khả năng suy nghĩ logic, khả năng lập trình, tiềm năng lập trình của bạn. Một số công ty còn có chương trình đào tạo riêng cho thực tập sinh nên đây cũng là cơ hội để các bạn vừa học vừa tích lũy thêm kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập
Tạo website cá nhân
Bạn có thể lợi dụng sự phát triển của internet để tăng cơ hội tiếp cận với nhà tuyển dụng. Một số người sử dụng website cá nhân kiêm luôn chức năng blog, một số khác sử dụng như một CV, một trang web giới thiệu bản thân online.
Đầu tư thời gian và chất xám làm hồ sơ năng lực
Đối với một số ngành đặc thù, có thể làm ra sản phẩm cụ thể như lập trình viên, designer, photographer… Các ứng viên có thể tự đầu tư làm cho mình một hồ sơ năng lực (hay còn gọi là porfolio) để gửi kèm cùng CV. Hồ sơ năng lực sẽ là nơi tập trung các sản phẩm mà bạn đã từng thực hiện (hay hợp tác thực hiện) để nhà tuyển dụng có thể hình dung năng lực của bạn một cách rõ ràng nhất.Nếu còn đi học bạn có thể xin tham gia nghiên cứu cùng các giáo sư và người hướng dẫn… Lợi thế của sinh viên công nghệ là có thể kiếm thu nhập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với những kiến thức đã học được. Viết code dạo, cài win dạo, nhận các dự án freelance như thiết kế web, fixbugs…Nếu có sản phẩm hãy tập hợp chúng lại để tạo thành một hồ sơ năng lực.
Với những nguyên chúng tôi nêu trên, Thực trạng sinh viên công nghệ thông tin thất nghiệp giữa thời đại 4.0, bạn hoàn toàn có thể thay đổi được. Nỗ lực trau dồi kỹ năng của bản thân để đón nhận những cơ hội lớn. Không có vạch đích thành công nào tự tìm đến. Vì thế không thể đổ lỗi cho doanh nghiệp khi họ yêu cầu kinh nghiệm ở một sinh viên vừa ra trường. Bởi vì những gì mà họ muốn ở bạn – người họ sẽ bỏ tiền ra thuê đó là năng lực và lòng đam mê, kinh nghiệm trong CV thực chất chỉ là những dòng chữ đảm bảo cho năng lực của những người hoàn toàn mới. Giá trị cốt lõi của một người đi làm đó vẫn là năng lực và đam mê, nếu chưa có kinh nghiệm hãy cho họ thấy tất cả những gì bạn có.