Đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt (RHM) đang góp phần cung cấp cho xã hội một đội ngũ bác sĩ có khả năng chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến Miệng và cấu trúc Răng. Đây cũng là một ngành học khó nhưng lại mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp do bệnh về răng miệng đang ngày càng gia tăng không trừ lứa tuổi, vùng miền. Số người mắc bệnh này chiếm tỷ lệ càng cao thì càng cần đến một lượng lớn Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt có tay nghề cao, nền tảng kiến thức vững trên cơ sở được đào tạo tại một trường đại học chất lượng nhằm giúp khám, chữa và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, xã hội phát triển tạo điều kiện để mỗi người có cơ hội làm đẹp bản thân, trong đó có làm đẹp răng miệng để có một hàm răng sáng trắng và đều đặn đã giúp cho ngành học Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đang được giới trẻ lựa chọn theo học hiện nay nên học nha khoa?
Hình ảnh răng hàm mặt
Chính vì nhu cầu chăm sóc răng miệng của người dân rất cao nên các phòng nha thường đông khách. Theo bác sĩ Đặng Sỹ Cường, chủ phòng khám nha khoa Đại Việt, có những ngày cao điểm, phòng khám tiếp nhận từ 30-40 bệnh nhân đến khám, chữa, phục hình răng.
“Để trở thành bác sĩ nha khoa, người tốt nghiệp sau khi học từ 4-6 năm ở trường y, còn đi làm việc ở các bệnh viện nhà nước 18 tháng để được cấp chứng chỉ nghề. Tố chất quan trọng của nha sĩ là tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó học hỏi và có óc thẩm mỹ. Khi có chứng chỉ nghề, các nha sĩ có thể đi làm ở bất cứ đâu. Tại bệnh viện nhà nước, mức lương khoảng 6 triệu đồng. Nhưng mức thu nhập trung bình ở các bệnh viện và phòng nha tư nhân từ 10-20 triệu đồng/tháng. Nếu hiệu quả công việc cao thì có thể còn cao hơn”, ông Cường cho biết.
Ngành răng hàm mặt học trường nào?
Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ngành bác sĩ răng hàm mặt đang và sẽ tiếp tục “hot” do nhu cầu chăm sóc răng miệng, phục hình răng của người dân ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, các phòng nha mọc lên ngày càng nhiều, tuy nhiên, hằng năm, số lượng bác sĩ tốt nghiệp ngành này rất ít. Chẳng hạn trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ tuyển 30 chỉ tiêu.
Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM có 2 ngành liên quan đến nha khoa, đó là răng hàm mặt (học 6 năm) cũng chỉ tuyển khoảng 100 chỉ tiêu và kỹ thuật phục hình răng (học 4 năm) chỉ khoảng 20 chỉ tiêu. Tại Trường ĐH Y Hà Nội, ngành bác sĩ răng hàm mặt cũng chỉ tuyển khoảng 80 chỉ tiêu.
Về chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được học các kiến thức về chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng, hàm mặt; chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh răng hàm mặt; sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh răng hàm mặt; thực hiện việc tư vấn, giáo dục sức khỏe, phối hợp tổ chức việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng…
Thạc sĩ Hà chia sẻ, người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các khoa răng hàm mặt trong các bệnh viện nhà nước hoặc các bệnh viện, phòng nha tư nhân. Nếu có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành có thể tự mở phòng nha.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các ngành khác tại: